top of page

Đức Chúa Trời phó một người cho tội lỗi của họ có nghĩa là gì?




Đức Chúa Trời phó một người cho tội lỗi của họ có nghĩa là gì? Chúng ta tìm thấy điều này không chỉ trong chương đầu tiên của Thư tín Rô-ma mà còn trong Cựu Ước. Giê-rê-mi cảnh báo dân Y-sơ-ra-ên rằng đây chính xác là hình phạt dành cho họ, Đức Chúa Trời sẽ không nhẫn nhịn họ mãi nhưng sẽ đến lúc Ngài từ bỏ họ. Sẽ có lúc Ngài phó họ cho tội lỗi của họ.


Trong những chương đầu của sách Sáng-thế-ký, vào thời điểm xảy ra trận Nước Lụt, chúng ta được cảnh báo rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn. Đức Chúa Trời kiên nhẫn, nhưng sự nhịn nhục của Ngài mục đích để chúng ta có thời gian tỉnh ngộ, ăn năn, chấp nhận Ngài và được phục hồi mối tương giao với Ngài. Nhưng đồng thời, chúng ta được cảnh báo rằng sự nhẫn nhịn đó không kéo dài mãi mãi và một khi chúng ta ngoan cố không ăn năn thì Ngài sẽ bỏ mặc chúng ta cho tội lỗi của mình. Đó là một điều đáng sợ rất đáng lưu tâm.


Ý tưởng phó mặc một người cho tội lỗi của họ là một điều quan trọng trong các chương cuối của sách Khải Huyền, trong đó chúng ta đọc thấy khải tượng của Giăng về thành thánh bên trong thiên đàng và về sự phán xét sau cùng. Chúng ta biết rằng những người đã đáp ứng với Đấng Christ thì sẽ nhận được những lợi ích mầu nhiệm, nhưng những người cố chấp từ chối ăn năn sẽ nhận lấy sự phán xét dưới bàn tay của thịnh nộ Đức Chúa Trời. Chúa phán, “Kẻ nào không công bình, cứ không công bình nữa; kẻ nào ô uế, cứ còn ô uế nữa.” Có một quy luật ở đây. Đối với những người muốn trở nên độc ác và cứ buông thả bản thân trong tội lỗi, câu Kinh Thánh trên dường như Đức Chúa Trời phán, "Ta sẽ không ngăn giữ các ngươi nữa. Ta sẽ tháo bỏ những ràng buộc. Ta sẽ tháo dây xích, trả lại tự do để sống theo bản chất tội lỗi của ngươi. Ta sẽ để ngươi làm những gì ngươi muốn làm. Đó sẽ là sự hủy diệt đời đời dành cho ngươi; đó sẽ là sự sỉ nhục và sự sầu thảm tột cùng dành cho ngươi, nhưng nếu đó là điều ngươi muốn, ta sẽ trao nó cho ngươi."


Có phải Đức Chúa Trời chủ động phó họ vào sự ô uế không? Nó chủ động theo nghĩa là Đức Chúa Trời trực tiếp thực hiện điều đó. Đức Chúa Trời đã thực sự phó một người cho những ước muốn riêng của người đó. Nhưng phải lưu ý rằng, Đức Chúa Trời không trực tiếp hủy hoại người đó, mà chính họ tự hủy hoại mình.

Sống Lại Thời Cải Chánh

©2024 Reformed VTM All Rights Reserved

bottom of page