top of page

Tôi là ai? Tôi sinh ra để làm gì?



“Tôi là ai?”, “Tôi sinh ra để làm gì?” dường như là những câu hỏi mà bản thân chúng ta cần phải đặt ra ít nhất một lần để khám phá chính mình, để hiểu được bản thân. Vì sống cần có mục đích, nếu chúng ta sống vô phương, không có mục đích nào giống như người mù đi trên con đường rộng lớn, con rắn không đầu cứ băng thẳng phía trước mà không biết được nguy hiểm đang rình rập và nó có thể chết bất cứ lúc nào.


Cuộc đời chúng ta có thể được ví như một con thuyền lênh đênh trên biển cả. Nếu con thuyền ấy không biết lý do nào nó lại đang xuất hiện tại đó, không biết hướng đi về đâu, thì nó kể như vô nghĩa. Bạn cần được nhận biết nguồn cội của mình đến từ đâu. Ngày nay, xu hướng của xã hội dường như xem như những vấn đề mang tính lịch sử, con người thế hệ này không tha thiết trân quý những điều từ đời xưa, họ quên mất những thứ đã hình thành nên mình. Đức Chúa Trời từng cảnh báo dân Israel đương khi họ chuẩn bị vào đất hứa như sau: “Hãy cẩn thận, kẻo anh chị em quên CHÚA, Ðấng đã đem anh chị em ra khỏi đất Ai-cập, tức ra khỏi nhà nô lệ.” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:12)

Trong vườn Ê-đen, Đức Chúa Trời đã cảnh báo A-đam rằng ông chắc sẽ chết nếu ngày nào đó ông ăn trái cấm. Mặc dù A-đam đã không bị chết về mặt thể lý cho đến nhiều năm sau đó, nhưng có một sự thật đó là ông đã chết trong khía cạnh thuộc linh ngay lúc mà ông chọn quyền tự quyết thay vì chọn vâng phục và ông đã phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. Qua sự lựa chọn định mệnh của mình, A-đam trở nên xa lạ Đức Chúa Trời, và sự chết đã lập tức chiếm hữu một phần của anh ta, là cơ quan có khả năng nhận biết và tương giao với Đấng Tạo Hóa. Tóm lại, A-đam trở thành một xác sống. Dù ông vẫn còn sống trong thể xác nhưng đã chết trong tâm linh. Ông trở nên dễ đáp ứng với mọi tác nhân thuộc điều ác, cả loài người và ma quỷ nhưng không đáp ứng lại với Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài.


Kinh Thánh dạy chúng ta rằng hậu quả tàn khốc này đến từ sự bất tuân của A-đam không chỉ giới hạn trong phạm vi của ông ta, nhưng tất cả mọi thành viên thuộc dòng dõi của A-đam đều bị hoài thai trong sự chết thuộc linh. Đây chính là điều mà Phao-lô muốn nói với người Ê-phê-sô: “Anh em đã chết vì những vi phạm và tội lỗi của mình, là những gì mà anh em đã từng theo đuổi khi sống theo cách của thế gian, thuận theo kẻ cầm quyền chốn không trung, là thần hiện đang hành động trong những con cái không vâng phục. Tất cả chúng ta đều ở trong số nầy, đã có lần sống theo những dục vọng của xác thịt, theo đuổi các đam mê của xác thịt và tâm trí. Như vậy, theo bản chất tự nhiên, chúng ta là con của sự thịnh nộ như mọi người khác.” Trong phân đoạn này, chúng ta thấy rằng mọi người bước vào thế giới này với tư cách là những đứa bé đã chết về mặt tâm linh, đánh mất đời sống thuộc linh thật và không đáp ứng lại với Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài. Họ trở nên “xa lạ với sự sống của Đức Chúa Trời” và sống như thể họ đã chết với Ngài và Ngài với họ. Chính vì lý do này mà trước giả thi thiên đã nói với chúng ta rằng con người sa ngã không thể tìm kiếm Đức Chúa Trời, và trong mọi tư tưởng của họ, không dành một chỗ trống nào cho Ngài. Một con người sa ngã không hề màn đến sự hiện hữu của Đức Chúa Trời hoặc sự cần thiết trong việc bước đi theo mạng lệnh của Ngài. họ sống như một người vô thần đích thực. Mặc dù họ có thể nhận thức sự tồn tại của Đức Chúa Trời hoặc một vị thần nào đó, nhưng sự nhận thức đó không có ảnh hưởng thực tế nào trong đời sống họ. họ đã chết dù cho vẫn còn sống trong thân xác và kiêu căng về cuộc đời của mình. Họ có một tấm lòng bằng đá đối với Đức Chúa Trời, như cây không quả vào cuối thu, chết hai lần, bị nhổ bật rễ. Họ là một xác sống, sở hữu sự công bình như miếng giẻ bẩn thỉu và những việc làm tôn giáo đáng kính nhất cũng chỉ là những công việc chết.


Sống Lại Thời Cải Chánh

©2024 Reformed VTM All Rights Reserved

bottom of page