Trước hết, chúng ta phải hiểu rằng Phúc Âm “cho các thánh đồ một lần đủ cả” được truyền đạt khi đã qua nhiều lần bóp méo và cắt giảm trong các thế hệ gần đây. Trong Giu-đe 3: “Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì tôi đã ân cần viết cho anh em về sự cứu rỗi chung của chúng ta, tôi tưởng phải làm điều đó, để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi.”
Khi xem xét kỹ Kinh Thánh, chúng ta sẽ thấy ngay một sự khác biệt lớn về nội dung và giá trị giữa Phúc Âm mà các sứ đồ đã rao giảng và phiên bản trong thời hiện đại của chúng ta. Ngay cả khi chúng ta xem xét những bài giảng Phúc Âm của những người cải cách, người Thanh giáo như Edwards, Whitefield, Spurgeon và người cận thời nay như Martyn Lloyd-Jones, chúng ta nhanh chóng nhận ra ngày nay mọi người hầu như không có một hệ thống nào trong việc giảng về Phúc Âm tốt lành, mà họ đã trình bày và giản lược nó thành một vài định luật thuộc linh cũng như “Con đường dẫn đến La-mã.” Trong 1Ti-mô-thê 1:11 “Ấy đó là điều đạo Tin Lành vinh hiển của Đức Chúa Trời hạnh phước dạy dỗ, mà sự truyền đạo đó đã giao phó cho ta.” Chúng ta đã tạo ra một tuyên bố đơn giản, dễ hiểu nhưng đã làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của nó và chừa lại chút ít vinh quang để nhiều người yêu thích hoặc khám phá nhiều hơn.
Chúng ta đã tạo ra một tuyên bố đơn giản, dễ hiểu nhưng đã làm mất đi vẻ đẹp ban đầu của nó và chừa lại chút ít vinh quang để nhiều người yêu thích hoặc khám phá nhiều hơn.
Đúng là Đức Chúa Trời có một hoạch định, đó là chúng ta là những kẻ tội nhân, Đấng Christ đã chết và sống lại để chúng ta được cứu bởi đức tin, nhưng chỉ ghi nhớ những lời tuyên bố này không có nghĩa là chúng ta biết hoặc hiểu Phúc Âm. Phúc Âm vinh quang mà Chúa ban cho chúng ta không phải để bị đối xử theo cách đó! Những loài thú vật có thể học cách bắt chước và lặp lại nhưng chúng ta phải tra xem Kinh Thánh và khám phá ý nghĩa của những điều này. Giống như những thợ mỏ, chúng ta phải sẵn sàng đẩy mình đến những giới hạn xa nhất, bỏ qua những thú vui tạm thời và liên tục vùi đầu trong hàng giờ để học tập cũng như cầu nguyện nhằm hiểu ra chân lý Phúc Âm. Nếu không, chúng ta sẽ trở thành những kẻ ngu dốt với trái tim rỗng tuếch sao? Theo như Ê-phê-sô 4:18 “bởi sự ngu muội ở trong họ, và vì lòng họ cứng cỏi nên trí khôn tối tăm, xa cách sự sống của Đức Chúa Trời.” Chúng ta phải hướng mắt về tảng đá mà chúng ta đã đẽo. Chúng ta phải tìm cách tái khám phá Phúc Âm để được chính nó chiếm hữu và dốc lòng rao giảng về nó với lòng nhiệt thành của những người thật sự kinh nghiệm Đấng Christ và hiểu những gì Ngài đã làm cho chúng ta !