Đến với điều thứ chín, Thần học cải chánh thúc đẩy truyền giáo và thực thi đại mạng lệnh. Giáo lý cải chánh đã được một số nhà truyền bá Phúc Âm vĩ đại nhất mọi thời đại trân trọng, chẳng hạn như George Whitefield và Jonathan Edwards. Việc được mở rộng công tác truyền giáo như là câu trả lời của Đức Chúa Trời dành cho những lời cầu nguyện của các Hội Thánh Cải Chánh và Trưởng Lão, họ đã cầu thay cho “việc truyền giáo Phúc Âm và vương quốc của Đấng Christ cho tất cả các quốc gia.” Thần học cải chánh tin quyết vào sự hiệu nghiệm của công tác truyền giáo, bởi vì Đấng Christ chắc chắn sẽ cứu tất cả những người mà Cha đã ban cho Ngài, tất cả những con chiên mà Ngài đã chết vì họ, khi họ nghe thấy tiếng Ngài gọi họ trong Phúc Âm được rao ra (Giăng 6:37–39; 10: 11, 16, 26–29). Sự tin quyết trong thần học Cải Chánh đã khiến William Carey - nhà truyền giáo người Anh - nói rằng chúng ta phải “mong đợi những điều vĩ đại” và “cố gắng đạt được những điều vĩ đại” trong nỗ lực truyền giáo của mình. Hơn nữa, quan điểm nhận Đức Chúa Trời là trung tâm của giáo hội Cải Chánh đã mang đến một động cơ lớn nhất khiến một nhà truyền giáo hoặc mục vụ truyền giáo vững lòng đó là “vì danh Đức Chúa Jêsus Christ mà các họ ra đi” (3 Giăng câu 7).
Cuối cùng, Thần học cải chánh duy trì việc rao giảng cách ngay thẳng trung thành và không ngừng gợi lên sự chúc tụng Đức Chúa Trời.Những nhà Cải chánh và Thanh giáo đã thần học hóa trong việc rao giảng Tin Lành. Những nhà Cải chánh và Thanh giáo mượn lời của sứ đồ Phao-lô: “Tôi đã tin, nên tôi đã nói” (2 Cô-rinh-tô 4:13). Đây không chỉ đơn thuần là một cách để truyền giáo, mà còn là kết quả sinh ra từ cuộc gặp gỡ cá nhân giữa họ với Đức Chúa Trời hằng sống qua lẽ thật của Lời Chúa. Giống như Phao-lô, họ rao giảng Lời Đức Chúa Trời trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời (2 Cô-rinh-tô 2:17; 2 Ti-mô-thê 4:1-2). Cũng như Phao-lô, thần học của họ tràn ngập những bài chúc tụng Ngài (Ê-phê-sô 1:3-14). Do đó, thần học Cải chánh là một sự khẳng định vĩ đại rằng “muôn vật đều là từ Ngài, và hướng về Ngài: Vinh hiển cho Ngài đời đời, vô cùng! A-men.” (Rô-ma 11:36). Một nhà thần học đã nói: “Đức Chúa Trời vốn sở hữu trong Ngài mọi vinh quang và đáng nhận sự thờ phượng từ muôn vật,” do đó, sự tin kính thực sự là “sống cho Đức Chúa Trời mọi lúc và trong mọi sự bằng tất cả những gì chúng ta được tạo nên và nhận được từ Ngài,” vì “Ngài là Đức Chúa Trời.” A-men!