![](https://static.wixstatic.com/media/42f107_b3964341d6e54b80ad9dba4af5de88e3~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_551,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/42f107_b3964341d6e54b80ad9dba4af5de88e3~mv2.jpg)
Những điều bạn cần biết về Thần Học Cải Chánh gồm 4 phần, đây là phần 1.
Trước hết, Thần Học Cải Chánh tôn vinh duy Đức Chúa Trời. Cốt lõi của Thần Học Cải Chánh là vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Thi thiên 96:3; Giăng 17:1). Có một nhà thần học từng nói, “Tóm lại, người theo thần học Calvin là người nhận thấy Chúa trong thiên nhiên, trong lịch sử, trên hết là trong ân điển. Ở mọi nơi người ấy đều nhìn thấy Chúa trong vẻ hùng hồn của Ngài, ở mọi nơi người ấy luôn cảm nhận được sự vận hành của cánh tay quyền năng và sự ấm áp nơi tấm lòng Ngài.” Điều tuyệt vời nhất của Cộng Đồng Tin Lành Cải Chánh và cũng là mục đích mà họ tồn tại, ấy là “tôn vinh Đức Chúa Trời và tận hưởng Ngài mãi mãi,” như trong giáo điều tóm tắt Westminster đã nói.
Thứ hai, Thần Học Cải Chánh luôn lập luận cách nghiêm túc, nhưng toàn bộ dựa trên Kinh thánh. Chúng ta phải dùng sự lập luận để truyền đạt rõ ràng và mạch lạc. Nếu không, chúng ta nói chỉ là những con người thích đụng đâu phán đó nhưng không có lẽ thật nào cả. Quả thật, sự khôn ngoan của loài người không thể dẫn chúng ta đến với Đức Chúa Trời (1 Cô-rinh-tô 1:21). Đức Chúa Trời vĩ đại hơn chúng ta rất rất rất nhiều, và đường lối của Ngài cao hơn đường lối của chúng ta cũng rất rất rất nhiều, đến nỗi chúng ta chỉ có thể thực sự biết về Ngài khi Ngài chủ động tỏ chính Ngài ra trong Lời của Ngài (Ê-sai 55:6–11). Do đó, Thần học Cải Chánh luôn xây dựng tất cả các giáo lý của mình dựa trên việc nghiên cứu và giải thích Kinh Thánh, là Lời được thành của Đức Chúa Trời (Ê-sai 8:20). Nhà thần học John Owen đã nói: “Sinh viên thần học phải chứng minh thẩm quyền tuyệt đối của Kinh Thánh qua đời sống trải nghiệm thực tế của mình, và luôn bày tỏ bản thân của họ phải hết lòng vâng phục trong ý chí và mọi quyết định của mình theo thẩm quyền của Kinh Thánh trong tất cả vấn đề”.
Thứ ba, Thần Học Cải Chánh giúp chúng ta hiểu và áp dụng theo toàn bộ Kinh Thánh, chứ không phải chỉ bóc tách vài câu lẻ tẻ mà mình ưng ý. Trong sự diễn giải, ngữ cảnh là quan trọng nhất. Vì cả Kinh Thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn hoặc “hà hơi” (2 Ti-mô-thê 3:16), nên Kinh Thánh trình bày một thông điệp mạch lạc về từng ý trong giáo lý của Kinh Thánh. Thần Học Cải Chánh giúp chúng ta qua sự trình bày có hệ thống về Lẽ Thật Kinh Thánh để chúng ta có thể giải thích Kinh Thánh bằng chính Kinh Thánh. Có một câu nói rất quan trọng: “Quy tắc giải thích Kinh Thánh không thể sai lầm chính là dựa trên Kinh Thánh; do đó, khi có câu hỏi về ý nghĩa thực sự của câu Kinh Thánh nào đó, thì chúng ta chỉ có thể tìm ra câu trả lời từ duy Kinh Thánh.”