![](https://static.wixstatic.com/media/edbf0d_de24ab7c9e5645138ed737b65ac2e292~mv2.jpg/v1/fill/w_980,h_560,al_c,q_85,usm_0.66_1.00_0.01,enc_auto/edbf0d_de24ab7c9e5645138ed737b65ac2e292~mv2.jpg)
Một hạt lúa nếu không bị vỡ ra, thì không thể nào kết quả nên nhiều hạt khác. Cũng vậy, nếu một người không bị tan vỡ và mất đi sự sống hiện có, thì không thể nào có được sự sống đích thực trong Chúa. Xã hội mà chúng ta sống hiện nay chứa đầy những điều mà Đức Chúa Trời ghê tởm nhưng chúng được bao bọc trong lớp vỏ “đẹp đẽ” dưới ánh nhìn của thế gian. Lớp vỏ “đẹp đẽ” ấy phải được làm cho nổ tung để dọn đường cho sự tuyệt mỹ phải đến. Tuyệt vọng thay khi những kẻ đang mặc lớp vỏ ấy thì không thể nhận thấy sự gớm ghiếc của nó, huống hồ có thể tự cởi nó ra. Họ không thể tự muốn, mà cũng chẳng có thể tự lìa bỏ nó. Những người bị tội lỗi làm cho hư hoại đều ở dưới quyền của Ma Quỷ, họ không thể thoát ra khỏi ông chủ ấy trừ khi Một Ông Chủ mạnh sức hơn xuất hiện. Tội lỗi lan tràn khắp mọi khía cạnh của họ. Tan vỡ! Tan vỡ! Tan vỡ! Họ phải được tan vỡ.
Chỉ duy Đức Chúa Trời toàn quyền trong việc này. Ngài phải cho họ thấy sự dơ bẩn trong bản chất của họ. Mọi sự ô uế phải được vạch trần trong ánh sáng lẽ thật. Chúa Jesus từng quở trách thầy thông giáo và người Pha-ri-si thế này:
“Khốn cho các ngươi, những thầy dạy giáo luật và những người Pha-ri-si, những kẻ đạo đức giả! Vì các ngươi giống như mồ mả tô trắng; bên ngoài trông đẹp đẽ nhưng bên trong chứa đầy xương người và mọi thứ nhớp nhúa. Các ngươi cũng thế, bên ngoài trông có vẻ công chính đối với người ta, nhưng bên trong toàn là đạo đức giả và gian ác.”
Ma-thi-ơ 23:27
Chỉ có Đức Chúa Trời là Đấng thấy lòng dạ loài người mới có thể chỉ ra những điều băng hoại đó trong nơi rất sâu kín của họ. Nếu lớp vỏ “đẹp đẽ” ấy của một người không được đập cho vỡ, đánh cho tan thì người ấy cứ mãi đắm chìm trong dòng chảy đùa đến sự chết.
Một lẽ thật Kinh Thánh đó ý chí của con người tùy thuộc vào bản chất của mình. Nếu con người sở hữu một bản chất thuần khiết về mặt đạo đức, thì ý chí của họ sẽ hướng tới những hành động thuần khiết về mặt đạo đức: họ sẽ yêu mến một Đức Chúa Trời thánh khiết và công chính, và họ sẽ kính trọng và tuân theo các luật lệ của Ngài. Tuy nhiên, con người sa ngã lại sở hữu một bản chất băng hoại về mặt đạo đức, và ý chí của họ cũng hướng tới những hành động băng hoại về mặt đạo đức. Vì vậy, họ ghét một Đức Chúa Trời thánh khiết và công chính, từ khước lẽ thật của Ngài, và nổi loạn chống lại luật lệ của Ngài.
Điều đó thể hiện trong mối liên hệ không thể tách rời giữa bản chất và ý chí của con người sa ngã, là điều mà chúng ta tìm câu trả lời cho câu hỏi thường xuyên bị tranh cãi, “Con người có ý chí tự do không?” Câu trả lời từ Kinh Thánh đó là con người được tự do chọn theo điều họ vui lòng, nhưng bởi vì họ đã sa ngã, điều này khiến họ vui lòng chọn điều ác. Nói cách khác, con người sa ngã có ý chí tự do, nhưng họ lại không có thiện chí. Ý chí của họ cứ chuyển động xung quanh bản chất sa ngã của chính họ, và vì thế mà họ sẽ cứ đưa ra sự lựa chọn luôn chống nghịch với Đức Chúa Trời và ý muốn của Ngài. Điều này đã được bày tỏ rõ ràng qua lời quở trách gay gắt của Chúa Jesus nhằm vào những người Pha-ri-si: “Hỡi dòng dõi rắn độc kia! Các ngươi vốn là xấu, làm sao nói được điều tốt?”
Lẽ thật Kinh Thánh về sự bất lực về mặt đạo đức đã thúc đẩy Martin Luther viết luận văn nổi tiếng của mình mang tên Ngục tù của ý chí. Tiêu đề đó muốn nói lên rằng con người không thể thoát khỏi hiện thực mà họ bị ràng buộc. Họ trở nên xấu xa trong bản chất cũng như sẵn sàng và tự do trong việc ác của mình. Con người sa ngã luôn sản sinh trái xấu bởi vì họ là một “cây xấu”. Ý chí của họ bị tùy thuộc hoặc bị giam cầm trong bản chất băng hoại của mình.