top of page

Charles Finney và di sản đầy hiểm họa của ông



Không một người nào xuyên tạc chân lý Cơ Đốc trong thời đại của chúng ta hơn là Charles Finney. "Các phương cách mới" của ông đã tạo ra một khuôn khổ cho thần học tự quyết và chủ nghĩa Phục Hưng Tin lành. Trong bài này, chúng ta được cho biết đôi nét về việc Charles Finney đã bóp méo giáo lý quan trọng về sự cứu rỗi như thế nào trước khi đi sâu vào cuộc đời của ông.

 

Charles Finney (1792-1875) đã phục vụ trong cuộc "Đại Tỉnh Thức Lần Thứ Hai”. Một ngày nọ, Finney đã trải qua "Phép báp-tem bằng Đức Thánh Linh" mà ông mô tả như sau: "giống như một làn sóng điện chạy qua tôi". Finney bắt đầu tiến hành các cuộc phấn hưng ở ngoại ô New York. Một trong những bài giảng phổ biến nhất của ông là "Tội nhân buộc phải thay đổi trái tim của chính họ."

 

Jerry Falwell gọi Finney là "một trong những anh hùng của tôi và là vị anh hùng của nhiều người theo đạo Tin lành, trong đó có Billy Graham." Trong trung tâm tổ chức của Billy Graham, có một trường cao đẳng Cơ Đốc bắt buộc phải đọc các tác phẩm của Finney. Billy Graham là người theo chủ nghĩa phục hưng ở New York, được ca sĩ Cơ Đốc Keith Green và tổ chức thanh niên với một sứ mạng ca ngợi. Ông ấy được nhiều tạp chí nổi tiếng đặc biệt kính trọng, nhưng thực tế chỉ là người thừa kế của Di sản của Finney. 

 

Chuyện là vào thế kỷ 19, phong trào truyền giáo ngày càng liên quan đến chính trị - từ việc bãi bỏ chế độ nô lệ và luật lao động trẻ em đến việc đòi quyền của phụ nữ. Các nhà truyền giáo rao giảng Phúc Âm tại Mỹ mang đến sự hữu ích đối với cá nhân và quốc gia qua nhiều giải pháp thực tế. Dần hồi nhiều người bị sống dưới sự bất công, trở nên bất mãn với chính quyền, ủng hộ những phong trào truyền giáo, tạo ra một làn sóng ngày càng lớn.

 

Đó là lý do tại sao Finney rất được yêu thích. Ông ấy là nguyên nhân trực tiếp cho sự chuyển đổi từ thần học Cải Chánh, thể hiện rõ trong Cuộc Đại Tỉnh Thức lần một (dưới thời Edwards và Whitefield), sang chủ nghĩa phục hưng của những người theo Arminius (thậm chí là Pelagius) từ cuộc Đại Tỉnh Thức Lần Thứ Hai cho đến nay. Để làm sáng tỏ di sản đầy hiểm họa của Finney trong việc truyền giáo hiện đại, trước tiên chúng ta phải chú ý đến tiểu sử và những quan điểm thần học của ông (những bài sau chúng ta sẽ được làm rõ), cách mà Finney đã trở thành cha đẻ của một số thách thức lớn nhất ngày nay trong các nhà thờ Tin lành, cụ thể là phong trào kêu gọi bước lên tin Chúa, mở mang nhà thờ, phong trào Ngũ Tuần và phong trào phục hưng chính trị, đó là những điều chúng ta sẽ xem xét trong những bài sau.

Sống Lại Thời Cải Chánh

©2024 Reformed VTM All Rights Reserved

bottom of page